Kết quả tìm kiếm cho "riêng loài vịt này bán giá cao vẫn cháy hàng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 26
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Cô Xoan thẫn thờ ngước đôi mắt buồn rười rượi nhìn lên. Trên cao những cành xoan rùng mình phe phẩy những cánh tay đưa tiễn cùng với bao nhiêu là những chiếc lá xanh xanh đồng loạt rì rào tấu lên những lời chúc phúc chắc chỉ mình cô mơ hồ cảm được.
Hoa chè nở trắng cả lối mòn dấu chân mẹ mấy chục năm đội chè từ trên nương về nhà. Cũng màu hoa cánh trắng dịu dàng điểm nhụy vàng mang cả hương thơm dìu dịu. Hương vị trà xanh ngọt mềm đi khắp mọi nhà mang theo mùa xuân ấp áp tươi vui…
Khi mấy người hàng xóm cùng thấy cây mận nhà Cò Bất chết héo, thấy đất quanh gốc cây có dấu vết đào lên lấp xuống, trong bụng nghi nghi nhưng cũng chẳng đoán ra manh mối gì.
Những tháng hè, với khí hậu mát mẻ, Pù Luông (Thanh Hóa) là địa điểm "trốn nóng" được ưa chuộng ở khu vực phía Bắc. Thời điểm này, du khách có thể ngắm mùa nước đổ, săn mây, trải nghiệm tắm suối, thác.
Sau những ngày nghỉ Tết vui tươi bên gia đình, nhiều người lao động nơi phố thị, nông dân miền quê đã quay trở lại nhịp sống thường nhật, với một tâm thế hân hoan cho giai đoạn phát triển mới.
Cứ mỗi độ xuân về, người dân mọi miền Tổ quốc lại nô nức đi lễ hội để thể hiện lòng thành, cầu mong một năm mới bình an, may mắn. Đồng thời, đây cũng là dịp để mỗi người được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi vùng quê, đất nước Việt Nam.
Tết miền Tây có những món ngon khiến người đi xa phải nhớ. Đó không phải là những món ăn đòi hỏi chế biến cầu kỳ, đợi đúng mùa mới được thưởng thức, mà đơn giản bên mâm cơm có đủ hương vị quê nhà thì Tết mới trọn vẹn. Người người mong Tết, chờ Tết, cũng chỉ để tận hưởng cảm giác gia đình sum họp, ngắm hoa nở ngoài sân, đồ ăn thơm trong bếp, bàn khách đầy ắp khay mứt ngọt lòng…
Khi những cơn gió chướng se se lạnh đi qua, nàng xuân bẽn lẽn trước ngõ mang theo tia nắng ấm áp sưởi cành mai chực chờ, len lén hé nụ đón mùa xuân rộn ràng. Xuân về Tết đến, ở mỗi vùng miền trên đất nước có những phong tục, tập quán đón Tết khác nhau. Khi những cánh mai vàng e thẹn bung nụ, nở xòe lung lay trước gió dưới làn nắng ấm là Tết đã về với vùng đất miền Tây Nam Bộ. Người dân phương Nam đón Tết với nhiều phong tục, tập quán mang đậm hương sắc và đặc trưng của vùng sông nước hữu tình.
Nước lũ dâng cao, người dân xóm kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) vui mừng khấp khởi, vì được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều nguồn lợi thủy sản. Ngoài chuyện khai thác cá, tôm, những nông dân “chân đất” nơi đây còn “kiêm” thêm nghề cào ốc đồng “mi-ni”, kiếm thêm thu nhập trong mùa nước nổi.
Bánh cốm là một trong những món ăn vặt “bất hủ” trong ký ức tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X. Giữa “thiên đường” bánh trái đa dạng, thị hiếu ẩm thực thay đổi không ngừng, vẫn còn những cơ sở làm cốm sống hết lòng với nghề. Lò cốm Nguyễn Thu (xã Phú Xuân, huyện Phú Tân) là một trong những nơi điển hình.
Thị trường điện tử ngày càng hiện đại. Các mặt hàng điện tử giá rẻ, thiết kế phù hợp, nhiều tính năng mới… liên tục ra đời. Chỉ cần vài trăm ngàn đồng là có thể sở hữu một món đồ mới. Nghề sửa chữa đồ điện gia dụng vì thế cũng vắng khách so với “thời vàng son” vào khoảng 10 năm trước.